Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2022

Nhiều khó khăn khi dịch chuyển ga ngầm C9 cạnh hồ Gươm

Hình ảnh
  Đổi vị trí ga C9 cạnh hồ Gươm kéo theo nhiều bài toán kỹ thuật, hạ tầng phức tạp, có thể khiến dự án tăng vốn đến 800 tỷ đồng và thời gian kéo dài. UBND Hà Nội vừa thông báo sẽ lựa chọn vị trí ga ngầm C9 ở ngoài khu vực bảo vệ II khu di tích hồ Hoàn Kiếm. Đây là phương án được Hà Nội thống nhất với các bộ, ngành để báo cáo Thủ tướng phê duyệt. Động thái gỡ vướng của Hà Nội được thực hiện khi vướng mắc tại ga C9 khiến tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo 10 năm chưa thể triển khai. Ông Lê Trung Hiếu, Phó trưởng Ban quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), cho biết đây không phải phương án Hà Nội ưu tiên và cũng không tối ưu trên phương diện kinh tế, kỹ thuật. Tuy nhiên với mục tiêu chung là đẩy nhanh tiến độ, sớm triển khai dự án, UBND thành phố đã đề xuất kéo vị trí ga ra khỏi vùng bảo vệ. Tuy có nhiều bất lợi, nhưng vị trí này tránh được rắc rối liên quan đến Luật Di sản Văn hóa cũng như phản đối của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Ủy ban Văn hóa Giáo...

Sửa quy định đấu giá quyền sử dụng đất

Hình ảnh
 Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ rà soát, kiến nghị sửa đổi Luật Đấu giá tài sản, các văn bản liên quan, trong đó có đấu giá quyền sử dụng đất. Sáng 24/3, Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9. Trong đó, Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ trưởng tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật có liên quan. Việc này phải bảo đảm căn cứ chính trị, phù hợp với thực tiễn để thống nhất trong điều chỉnh các quan hệ về đất đai, tài sản gắn liền với đất, giao dịch quyền sử dụng đất, các quy định về hợp đồng khi mua bán, chuyển nhượng, hứa mua, hứa bán về đất đai, quản lý chặt và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Cơ quan thường trực của Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ hoàn thiện chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất, các quy định về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Các bộ,...

Mỗi lít xăng giảm hơn 600 đồng

Hình ảnh
 Theo Liên bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng E5 RON 92 giảm 650 đồng, RON95 hạ 630 đồng. Trong khi đó, các mặt hàng dầu hạ thêm 560-1.670 đồng một lít, kg tuỳ loại so với cách đây 10 ngày. Như vậy, sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 từ 15h ngày 21/3 là 28.330 đồng một lít; RON 95 là 29.190 đồng. Sau 7 lần tăng gần đây và 6 lần liên tiếp (nếu tính từ đầu năm 2022), đây là đợt giảm giá đầu tiên của mặt hàng thiết yếu này. Giá các loại dầu đều giảm. Dầu hoả là 22.240 đồng một lít, giảm 1.670 đồng. Dầu diesel giảm 1.630 đồng, về còn 23.630 đồng một lít. Dầu mazut là 20.420 đồng một kg, giảm 560 đồng. Theo liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị trường thế giới 10 ngày qua giảm. Như xăng RON92, loại dùng để pha chế E5 RON92 giảm hơn 7,8%; xăng RON95 giảm 7,3% một thùng, dầu diesel hạ trên 15,7% mỗi thùng... Nhưng giá dầu thế giới vài ngày qua tăng trở lại. Để có dư địa điều hành trong các kỳ tới khi thị trường còn diễn biến phức tạp, liên Bộ quyết ...

Thông điệp của Nga khi khai hỏa tên lửa siêu vượt âm ở Ukraine

Hình ảnh
 Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/3 xác nhận đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal tấn công một căn cứ ở vùng Ivano-Frankivsk ở miền đông Ukraine. Một ngày sau, Moskva tuyên bố tiếp tục khai hỏa Kinzhal tập kích kho nhiên liệu gần làng Kostyantynivka ở tỉnh Mykolaiv phía tây nam. Lầu Năm Góc cho hay họ đã phát hiện Nga sử dụng loại tên lửa siêu vượt âm tối tân này ở Ukraine và quân đội Mỹ có khả năng theo dõi đường bay của Kinzhal trong đòn tập kích. Dominika Kunertova, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh ở Zurich, cho rằng những vụ phóng tên lửa Kinzhal này là "màn phô diễn sức mạnh" của Nga với phương Tây trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine đã kéo dài gần một tháng. Tên lửa siêu vượt âm thường được mô tả là loại vũ khí "vô hình" do tốc độ bay rất cao, cộng với khả năng cơ động trong hành trình, khiến chúng có thể né tránh được phần lớn hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay. Nga và Trung Quốc đều tuyên bố đã sở hữu vũ khí siêu vượt âm, trong khi Mỹ vẫn ...

Hai bé trai sống sót 4 tuần trong rừng rậm Amazon

Hình ảnh
  Hai anh em trai Gleison và Glauco, 6-8 tuổi, được giải cứu sau khi lạc trong rừng nhiệt đới Amazon suốt 4 tuần. Gleison Ferreira, 6 tuổi, và Glauco Ferreira, 8 tuổi, bị lạc từ ngày 18/2 khi đuổi bắt những con chim nhỏ trong khu rừng rậm gần Manicore, bang Amazon. Hàng trăm người đã tham gia tìm kiếm hai anh em trong nhiều tuần sau khi biết tin chúng đi lạc vào rừng. Gleison và Glauco đi lạc trong mùa mưa, khiến quá trình tìm kiếm hai em trở nên khó khăn hơn. Giới chức địa phương quyết định ngừng chiến dịch tìm kiếm từ ngày 24/2, sau nhiều ngày rà soát trong khu rừng. Tới ngày 15/3, gần 4 tuần sau khi Glauco và Gleison đi lạc, hai anh em được một người đàn ông đốn gỗ phát hiện, nhờ tiếng kêu cứu yếu ớt. Người đàn ông này khi đó đi vào trong khu rừng cách làng Palmeira, nơi gia đình hai anh em đang ở, khoảng 6 km. Hiện chưa rõ Glauco và Gleison đã sống sót thế nào trong rừng rậm suốt nhiều ngày. Một trong hai bé trai bị lạc được chuyển tới bệnh viện bằng trực thăng. Ảnh:  Info...

Ông Putin nêu điều kiện cho thỏa thuận hòa bình Ukraine

Hình ảnh
  Tổng thống Putin khi điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã nêu một số yêu cầu của Nga để đạt thỏa thuận hòa bình với Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 17/3 điện đàm trong nửa tiếng, trong đó bàn về các điều kiện cho một thỏa thuận chấm dứt xung đột ở Ukraine. Ibrahim Kalin, phát ngôn viên và cũng là cố vấn hàng đầu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, người tham gia nghe cuộc điện đàm, cho biết các điều kiện ông Putin đưa ra cho thỏa thuận hòa bình Ukraine dường như chia làm hai loại. 4 yêu cầu đầu tiên mà Tổng thống Nga đặt ra không quá khó để Ukraine đáp ứng. Đầu tiên, Nga muốn Ukraine chấp nhận là nước trung lập và không xin gia nhập NATO, điều mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng thừa nhận gần đây. Ba yêu cầu khác gồm Ukraine cam kết giải trừ quân bị để không trở thành mối đe dọa với Nga, bảo vệ tiếng Nga tại nước này và phải tiến hành "phi phát xít hóa". Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp với thà...

WHO cảnh báo ca Covid-19 tăng mạnh toàn cầu

Hình ảnh
  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng rất nhanh trên toàn cầu, dữ liệu được công bố chỉ là “phần nổi của tảng băng". WHO cho biết tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 16/3 rằng sau thời gian giảm ổn định, toàn thế giới ghi nhận 11 triệu ca nCoV mới, tăng 8% so với một tuần trước đó. Đây là đợt tăng ca nhiễm toàn cầu đầu tiên kể từ cuối tháng 1. Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, số trường hợp dương tính mới tăng 29%. Ca nhiễm trong khu vực này có xu hướng leo thang kể từ cuối tháng 12/2021. Tây Thái Bình Dương đã vượt qua châu Âu, trở thành điểm nóng dịch bệnh toàn cầu. Châu Phi cũng chứng kiến ca nhiễm mới tăng 12% và ca tử vong tăng 14%. Các khu vực khác báo cáo ca mắc giảm, bao gồm phía đông Địa Trung Hải, dù khu vực này từng chứng kiến ca tử vong tăng 38% liên quan sự gia tăng đột biến ca nhiễm trước đó. Bên cạnh đó, Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo tỷ lệ xét nghiệm đang giảm, có nghĩa số trường hợp dương tính mới được báo cáo...

CÔNG NHÂN GIẢM ÁP LỰC CHI PHÍ KHI VỀ NƯỚC

Hình ảnh
  Gần một năm rời TP HCM về Bến Tre, chị Nguyễn Thị Quyên thấy vui khi công việc và cuộc sống dần ổn định, mỗi ngày được đưa đón hai con đến trường. 6h, chị Quyên, 38 tuổi, đánh thức hai con 9 tuổi và 5 tuổi. Sau bữa sáng cùng nhau, chị đưa con đến lớp - nơi cách chỗ làm khoảng một km. Gần 8h, nữ công nhân mới đến xưởng may thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ may mặc Thiên Ân ở xã Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú. Nhà máy cho phép lao động có con nhỏ được đến muộn, thời gian trễ bù vào buổi chiều. "Tôi đã đúng khi lựa chọn về quê", chị Quyên nói. 14 năm trước, đôi vợ chồng trẻ có vài công đất trồng dừa. Cặm cụi quanh năm không có dư, anh chị quyết định lên Sài Gòn mưu sinh. Chị xin vào công ty làm giày, anh học nghề tài xế, chạy xe thuê. Hai đứa con lần lượt ra đời. Chi phí ở thành phố đắt đỏ, thu nhập hai vợ chồng không kham nổi, phải gửi con về quê cho bà ngoại. Khi đợt dịch thứ tư bùng phát, mỗi ngày nghe ca nhiễm, tử vong liên tục tăng, chị Quyên đứng ngồi không yên, lo lắng ...

LO NGẠI LÀN SÓNG COVID-19 MỚI TẠI CHÂU ÂU

Hình ảnh
  Nhiều quốc gia châu Âu như Anh, Áo, Hà Lan, Thụy Sỹ, Italy tuần qua thông báo số ca dương tính và số ca nhập viện tăng mạnh. Các chuyên gia cảnh báo việc nới lỏng quá sớm có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. "Làn sóng tiếp theo ở châu Âu đã bắt đầu", tiến sĩ Eric Topol, nhà sáng lập kiêm giám đốc của Viện Nghiên cứu Tịnh tiến Scripps, đăng trên Twitter hôm 12/3. Châu Âu tuần qua ghi nhận thêm hơn 4,8 triệu ca nhiễm, tăng 7% so với tuần trước đó, theo thống kê của Worldometer. Ca nhiễm ở châu Âu gia tăng một tháng sau khi nhiều nơi bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa Covid-19 như không bắt buộc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng trong nhà. Ngoài ra, sự xuất hiện của "biến thể Omicron tàng hình" BA.2, biến thể phụ có khả năng lây nhiễm cao hơn 30% so với biến thể Omicron ban đầu, đang là một mối lo ngại tại châu Âu. Các chuyên gia dự đoán châu Âu có thể là nơi khởi đầu của làn sóng Covid-19 thứ 6. Tiến sĩ Stephen Griffin, nhà virus học tại Đại học Leeds, An...