Xi lanh thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý làm việc

 Xi lanh thủy lực là một trong những thiết bị đóng vai trò quan trọng đối với các ngành công nghiệp. Giữ vai trò quan trọng và nặng nhọc nhất trong các hệ thống máy móc nhưng lại không mấy người biết đến đặc điểm, phân loại và vai trò của xy lanh thủy lực hiện nay.


Xi lanh thủy lực là gì?

Xi lanh thủy lực là một trong những bộ phận chính của máy móc, thiết bị sử dụng hệ thống truyền động và tự động thủy lực. Thiết bị này giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi năng lượng thủy lực thành năng lượng cơ học. Nói cách khác thì xi lanh thủy lực là một động cơ thủy lực tuyến tính có vai trò quan trọng trong việc chấp hành quan trọng trong hệ thống thủy lực.

Nó được dùng để chuyển đổi nguồn năng lượng của dầu hay chất lỏng thủy lực khác thành động năng để tạo ra lực ở đầu cần. Sau đó, tác động vào để thực hiện các nhiệm vị như: kéo, đẩy, nén hay nghiền,...

Ta có thể đưa ra các ví dụ về xi lanh thủy lực như: thiết bị di chuyển một vật từ nơi này sang nơi khác như máy cẩu, nâng hạ cửa đập thủy điện, bộ phận tạo lực cho máy ép,...


Cấu tạo của xy lanh thủy lực khá phức tạp, do chúng bao gồm rất nhiều chi tiết nhỏ. Cấu tạo cụ thể của một chiếc xi lanh thủy lực bao gồm: Piston, cần piston, bích của xy lanh, thân và ắc phía đầu cần xylanh, vít khóa,vú mỡ, bạc đạn tự xoay, vỏ ngoài xy lanh,...

Xy lanh thủy lực có thể sử dụng từ hai hay nhiều hơn hoặc kết hợp với các cơ chế khác ngoài việc sử dụng mình xi lanh đơn lẻ. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình thì các bộ phận và chi tiết của xi lanh phải phối hợp với nhau một cách ăn ý. 

Nguyên lý làm việc của xi lanh thủy lực
Xi lanh thủy lực có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Trong xi lanh thủy lực được áp dụng tại một thời điểm sẽ chuyển đến tại một địa điểm khác dựa vào việc sử dụng một chất lỏng không nén được. Tất cả các lực khi hoạt động của xi lanh đều sẽ nhờ vào một chất lỏng thủy lực mà chất lỏng cụ thể ở đây chính là dầu.

Hệ thống thủy lực một xi lanh
Hệ thống bơm thủy lực một xi lanh sẽ bơm dầu vào van, sau đó sẽ phân phối để chuyển vào bên trong xy lanh. Tiếp theo nó dựa vào áp suất dầu mà piston di chuyển đến và  biến chuyển năng lượng dầu thành động năng để thực hiện công việc.

Đối với hệ thống thủy lực 2 xi lanh
Hai piston của xi lanh thủy lực được kết nối với nhau thông qua một ống dẫn dầu thủy lực. Sau đó, dầu sẽ được cấp vào đầy ống bên trong và phục vụ cho các hoạt động của xy lanh. Khi chúng ta tác động lực lên piston thứ nhất thì lực sẽ truyền và tác động đến piston thứ 2 thông qua dầu. 

Dựa vào đặc điểm dầu không thể nén được nên khả năng truyền lực và lực được tạo ra tại piston thứ 2 thường sẽ rất lớn. Sau đó nó tác động ra bên ngoài và hệ thống thực hiện nhiệm vụ của mình.

Với thiết bị thủy lực 2 xi lanh này người dùng có thể dễ dàng thay đổi hệ thống thiết bị bằng việc thay đổi kích thước của xylanh và piston. Hệ thống này sẽ được trang bị van dầu gạt tay hoặc van dầu điện từ nên người dùng có thể thoải mái điều chỉnh tốc độ tiến hoặc lùi của xy lanh.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhông xích công nghiệp là gì?