Một vài kiến thức về dây Curoa
1/ Dây curoa là gì?
Dây curoa hay dây đai là một chi tiết truyền động bằng ma sát được sử dụng trong nhiều loại máy móc được nhằm mục đích cho việc truyền năng lượng. Được sử dụng khá phổ biển vì độ bền và độ tin cậy. Trong hầu hết các bộ truyền, bộ truyền đai cũng được xem là loại hiệu quả về mặt kinh tế. Nhìn chung tương đối dễ dàng lắp đặt sử dụng, bảo trì và tuổi thọ khá lâu.
Dây curoa được sử dụng để truyền năng lượng (chuyển động quay tròn) giữa 2 trục. Tổng lực để truyền giữa 2 trục phụ thuộc vào lực ma sát giữ dây đai và pully. Yếu tố xác định năng lượng truyền giữa 2 trục phụ thuộc vào: vận tốc, lực căng đai giữa pully, góc ôm của dây đai
Để tối ưu hiệu suất cần phải lựa chọn loại dây curoa đúng với loại pully là điều cốt yếu. Như vậy khi lựa chọn dây đai cần phải căn cứ vào pully sử dụng, số vòng quay, lực kéo, đường kính pully, khoảng cách giữa 2 trục, phương án thiết kế, không gian lắp đặt, yếu tố sock tải,…
1.1/ Đặc điểm của dây đai
Hiệu suất của bộ truyền đai sẽ không cao hơn so với các bộ tuyền khác (xích, bánh răng) hơn nữa không chịu được các trường hợp tải bị sock mạnh. Một số đặc điểm của bộ truyền đai mà nó vẫn được sử dụng:
- Làm việc được trong điều kiện bụi bẩn
- Khoảng cách trục truyền động lớn
- Giá thành rẻ
- Dễ lắp đặt và bảo trì
2/ Các loại dây đai (curoa)
Phân loại dựa trên lực truyền và cách bố trí dây đai là 2 cách phổ biến nhất, nhoài ra còn một số kiểu phân loại các cấu tạo – đặc điểm của dây curoa: Đai dẹt (Flat belt), đai thang (V belt), đai răng (Timming belt). Các loại dây curoa được sản xuất trên thị trường đều theo một tiêu chuẩn nên sẽ không bị nhầm lẫn trong quá trình mua để sử dụng
2.1/ Phân loại theo lực truyền
Tải nhẹ: Được sử dụng cho những loại máy móc nhỏ hoặc các máy móc nông nghiệp. Loại dây curoa này thường sử dụng cho cho vận tốc 10m/s hoặc nhỏ hơn. Đây là loại tuyệt vời cho những nơi có tải nhỏ
Tải vừa: Sử dụng trong công nghiệp hoặc bán công nghiệp, ứng dụng cho việc truyền năng lượng ở mức vừa phải. Tận dụng cho các máy móc hoặc các hệ thống cần đến tốc độ từ 10m/s – 22m/s
Tải nặng: Với những trường hợp truyền năng lương lớn (tải nặng) cần phải sử dụng đến loại dây đai lớn. Được ứng dựng rất rộng rãi trong các loại máy móc công nghiệp lớn, máy khai thác mỏ. Với đặc điểm cấu tạo cho phép dây curoa này chịu được tốc độ lớn hơn 22m/s
2.2/ Phân loại dây đai theo cách bố trí
Truyền động đai mở: Đây là một truyền động đai rất phổ biến, lắp ráp cho 2 trục song song và 2 trục quay cùng chiều. Tùy vào tỉ số truyền mà sẽ sử dụng kích thước bully phù hợp (Có thể là 2 pully bằng nhau hoặc 1 lớn – 1 nhỏ), phổ biến nhất trong thực tế là loại pully chủ động lớn và pully bị động nhỏ
Dây đai chéo nhau: Loại này cũng truyền động giữa 2 trục song song nhưng dây đai chéo nhau sẽ dẫn đến việc 2 trục chuyển động ngược chiều nhau. 2 bên dây đai sẽ có môt bên căng (lực kéo) và một bên bị chùng
Bộ truyền đai 1/4: Bộ truyền động đai này rất đặc biệt, 2 trục sẽ vuông không chứ không song song như các loại khác. Cả 2 trục vẫn chuyển động cùng chiều nhau. Chính vì bộ truyền rất dễ bị trượt dây curoa ra khỏi bộ pully nên khi thiết kế cần đảm bảo độ rộng của pully phải gấp 4 lần độ rộng của dây đai
Bộ truyền đai phức hợp: Đây là bộ truyền đai phức tạp, được sử dụng để truyền năng lương giữa nhiều trục khác nhau, chính vì thế trên một số trục sẽ có nhiều hơn 1 pully. Dùng nhiều trong trong một khu sản xuất đa nhiệm
Xem tiếp các loại : Xích công nghiệp bến cát bình dương, Van hơi khí nén bến cát bình dương, Bạc đạn bến cát bình dương, Van thủy lực bến cát bình dương, ống dầu bến cát bình dương, Xy lanh hơi bến cát bình dương, Bơm thủy lực bến cát bình dương, Dây cu ro bến cát bình dương, Ống hơi bến cát bình dương
Nhận xét
Đăng nhận xét