MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VẬT LIỆU

 1.Kiểm tra vật liệu

Kiểm tra vật liệu gồm ba nhiệm vụ:
• Xác định tính công nghệ của vật liệu, thí dụ như độ bền, độ cứng và khả năng gia công. Nhờ đó người ta sẽ có được sự hướng dẫn cho việc sử dụng vật liệu.
• Kiểm tra lại chi tiết đã hoàn tất thí dụ vết nứt hay sai sót trong xử lý nhiệt. Nhờ đó ngăn ngừa được việc sử dụng phôi có khuyết tật và sẽ gây hư hại.
• Xác định nguyên nhân tổn hại nơi những chi tiết bị vỡ (Hình 1). Qua đó người ta sẽ lựa chọn vật liệu phù hợp hơn và tránh những tổn hại tương tự về sau.

hinh1-trong


 


2.Kiểm tra đặc tính gia công

Những phương pháp kiểm tra công nghệ sau đây làm nhiệm vụ xem xét tính năng của vật liệu hoặc bán thành phẩm cho một ứng dụng nhất định hoặc một phương pháp gia công (Hình 2):

hinh2-pp-kiem-tra-cong-nghe


 


Thử nghiệm uốn (kiểm tra uốn gập) dùng để kiểm tra khả năng biến dạng của vật liệu thanh và kiểm tra mối hàn. Mẫu thử được uốn cong trong một gá uốn cho đến khi vết nứt xuất hiện. Góc uốn khi vết nứt xuất hiện được đo và xem như là con số đo lường. Trường hợp không bị nứt, mẫu thử sẽ được uốn gập.
Thử nghiệm uốn qua lại dùng để kiểm tra khả năng uốn nhiều lần của thép lá và thép băng. Mẫu thử được uốn qua lại trong khung uốn cho đến khi có vết nứt. Số lượng của lần uốn được xem như là con số đo lường. Thử nghiệm vuốt thúc sâu phương pháp Erichsen cung cấp chỉ số đánh giá (trị số tham khảo) cho khả năng vuốt thúc sâu của vật liệu
lá. Độ sâu của vết ấn IE đến khi có vết nứt được dùng làm chỉ số.
Thử nghiệm nén (rùn) kiểm tra khả năng ép nóng của vật liệu cho đinh tán và vít. Chúng không được nứt khi ép đến 1/3 chiều cao ban đầu. Thử nghiệm độ giãn kiểm tra sự thích ứng rèn (tính rèn) của thép. Một mẫu thử nghiệm phẳng  nung đỏ được rèn tay bằng đầu búa đến khi nở rộng bằng 1,5 chiều ngang. Trong khi thử nghiệm
không được phát ra vết nứt. Kiểm tra đường hàn có nhiệm vụ đánh giá các mối hàn. Một mẫu thử mối hàn được kẹp trong bàn kẹp (ê tô) hay đập bằng búa cho đến khi gãy mối hàn. Cấu trúc tinh thể nơi gãy và có khi dùng cả khuyết tật hàn hiện có để đánh giá.
3.Kiểm tra cơ tính

Phương pháp kiểm tra với tải trọng va đập, nhanh hay đổi chiều được gọi là kiểm tra động, thí dụ như thử nghiệm uốn đập (mẫu) khía, kiểm tra độ bền mỏi và kiểm tra tải trọng vận hành của cấu kiện. Khi tải trọng được nâng cao từ từ hay được duy trì cố định, người ta gọi là kiểm tra tĩnh. Những phương pháp này gồm có thử nghiệm kéo, thử nghiệm ép, thử nghiệm cắt và kiểm tra độ cứng.

II Kiểm tra độ cứng theo vickers

1.Kiểm tra độ cứng theo Vickers
Phương pháp kiểm tra độ cứng theo Vickers dùng một đầu thử hình khối tháp 4 cạnh bằng kim cương ấn vào mẫu với một lực kiểm tra F và đo đường chéo d của vết ấn khối tháp được phát sinh (Hình 1).

hinh1-kiem-tra-do-cung


 

Đường chéo d được xác định bằng việc đo cả hai đường chéo d1 và d2 của vết ấn (Hình 1) và tính ra trị số trung bình: d = (d1+d2)/2. Độ cứng Vickers được tính từ lực kiểm tra F (đơn vị N) và đường chéo vết ấn khối tháp d (đơn vị mm) theo công thức bên cạnh: Thí dụ: Vết ấn của khối tháp có đường kính d = 0,47 mm với lực kiểm tra 490,3 N cho kết quả: HV 50 = 0,189 . = 419 Thực hiện thử nghiệm. Trong trường hợp thông thường việc kiểm tra độ cứng được thực hiện với máy kiểm tra độ cứng vạn năng (Hình 2).

hinh2-may-kiem-tra-do-cung


 

Đầu thử, thí dụ như khối tháp kim cương, được ép vào mẫu với lực thử nghiệm. Sau 10 đến 15 giây, đầu thử được nhấc lên và quay sang một bên. Nhờ vậy hệ thống phóng đại quang học đi đến vết ấn được thành hình và vết này được chiếu vào màng phát quang. Ở nơi này vết ấn được đo chính xác với một đường ray đo di động. Trong kiểm tra độ cứng theo Vickers ở phạm vi lớn, những lực kiểm tra sau đây được sử dụng: 49,3 N (HV5), 98,07 N (HV10), 196,1 N (HV20), 294,2 N (HV30), 490,3 N (HV50) và 980,7 N (HV100). Kiểm tra độ cứng theo Vickers chỉ cần một đầu thử, vật này dùng để kiểm tra cả vật liệu mềm lẫn vật liệu cứng. Ký hiệu ngắn. Độ cứng Vickers được trình bày bằng ký hiệu ngắn, gồm có trị số độ cứng, chữ ký hiệu HV cũng như điều kiện kiểm tra (xem thí dụ bên phải).
Trường hợp thời gian tác động 10 đến 15 giây thì sẽ được bỏ đi, thí dụ như 360 HV 50. Kết quả của kiểm tra độ cứng theo Vickers và Brinell cho những vật liệu mềm và cứng vừa (đến 350 HV) sẽ có cùng trị số. Với những vật liệu cứng hơn thì chúng sẽ có trị số sai biệt với nhau. Kiểm tra độ cứng theo Vickers với tải nhẹ và vết ấn vi thể (rất nhỏ). Nếu cần có vết ấn của đầu thử càng nhỏ càng tốtthì  người ta sẽ dùng thiết bị kiểm tra với tải nhẹ. Lực kiểm tra gây vết ấn nhỏ từ 2N đến 50N (HV 0,2 đến HV 5), được đo bằng kính hiển vi gắn trên thiết bị kiểm tra. Kiểm tra độ cứng với tải nhẹ dùng để kiểm tra lớp tôi mỏng và chi tiết đã hoàn tất. Trong thử nghiệm độ cứng theo Vickers ở phạm vi rất nhỏ, thí dụ như từng hạt của cấu trúc, người ta dùng lực kiểm tra nhỏ hơn 2 N. Kiểm tra độ cứng theo Knoop. Phương pháp thử nghiệm này tương tự như thử nghiệm theo Vickers ứng dụng cho vật liệu cứng giòn, chẳng hạn đồ gốm. Đầu thử là một khối tháp kim cương hình thoi.

Van hơi khí nén bến cát bình dươngBạc đạn bến cát bình dươngDây cu ro bến cát bình dươngVan thủy lực bến cát bình dươngống dầu bến cát bình dươngXy lanh hơi bến cát bình dươngBơm thủy lực bến cát bình dươngỐng hơi bến cát bình dươngXích công nghiệp bến cát bình dương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhông xích công nghiệp là gì?